Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Góc nhìn enzyme: Vì sao uống sữa bò lại gây hại cho sức khỏe?

Tham vấn y khoa :

Sữa bò là thức uống quen thuộc với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, từ góc nhìn enzyme và dinh dưỡng của bác sĩ Hiromi Shinya (người Nhật) thì sữa bò lại là thức uống rất có hại cho sức khỏe.

Vì sao những người thường xuyên uống sữa bò có hại cho sức khỏe, hay gặp các vấn đề về loãng xương và đường ruột? Nguyên lý nào lý giải hiện tượng trên?

Vài nét về bác sĩ Hiromi Shinya

Bác sĩ Hiromi Shinya (sinh năm 1935) là một bác sĩ người Nhật nổi tiếng – tác giả của nhiều đầu sách được đánh giá là kim chỉ nam cho sức khỏe, trong đó có Nhân tố enzyme.

Trong hơn 40 năm hành nghề, ông chưa bao giờ phải viết giấy chứng tử cho bệnh nhân của mình. Đồng thời, từ kinh nghiệm điều trị cho hơn 300.000 bệnh nhân dạ dày ở Mỹ và Nhật, từ thường dân cho đến hoàng gia, quan chức cấp cao và những người nổi tiếng, ông đã đề ra phương pháp ăn uống để duy trì sức khỏe, đó là phương pháp Shinya (1) (2).

Trong các quan điểm của Hiromi Shinya về thức ăn thì có một quan điểm đáng chú ý: sữa bò “chính là thực phẩm có hại nhất cho cơ thể” (trang 69, sách Nhân tố Enzyme).

Uống sữa bò có mang lại lợi ích cho sức khỏe?

Từ góc nhìn của bác sĩ nội soi dạ dày Hiromi Shinya thì việc uống sữa bò hàng ngày để bổ sung canxi (ngăn ngừa bệnh loãng xương) là một trong những “phương pháp sai lầm” (2).

sữa bò có hại cho sức khỏe Nhiều người có thói quen uống sữa bò mỗi ngày

Theo đó, có giai đoạn hơn 50% người Mỹ đều uống sữa bò hàng ngày nhưng họ vẫn bị loãng xương. Mặt khác, sữa bò từ góc nhìn dinh dưỡng còn là một dạng thực phẩm rất khó tiêu (và có hại cho sức khỏe). Đó là vì:

  1. Trong sữa bò mặc dù có canxi nhưng khi ta uống vào, nó sẽ làm lượng canxi trong máu tăng lên đột ngột. Lúc này, cơ thể chúng ta sẽ tự hiểu là đã dư canxi và sẽ tự điều chỉnh lại lượng canxi trong cơ thể cho cân bằng (bằng cách đào thải canxi qua đường tiểu). Điều này cũng có nghĩa là: ta uống sữa để bổ sung canxi nhưng thực tế thì lại mất canxi.
  2. Casein trong sữa bò khi đi vào dạ dày sẽ bị đông cứng lại và rất khó tiêu hóa.
  3. Sữa bò trên thị trường đa phần đều là loại đã được đồng hóa bằng cách khuấy sữa mà trong quá trình ấy, oxy trong không khí đã lẫn vào sữa và gây ra quá trình oxy hóa chất béo trong sữa (tạo thành các gốc tự do gây hại cho sức khỏe).
  4. Uống sữa bò còn làm tăng nguy cơ dị ứng và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh máu trắng, bệnh tiểu đường… Quan điểm này được Hiromi Shinya đúc kết dựa trên kinh nghiệm khám bệnh thực tế của ông và các nghiên cứu về sữa bò: “Nghiên cứu này chỉ ra rằng nếu người mẹ uống sữa bò, các sản phẩm từ sữa trong thời gian mang thai, con sinh ra dễ mắc các bệnh dị ứng hơn” (trang 11 – 70, Nhân tố enzyme) (2).

Sữa bò từ góc nhìn enzyme

Thực vật và tế bào có được sự sống là nhờ vào các enzyme xúc tác. Các enzyme này tham gia vào nhiều quá trình như phân giải, vận chuyển các chất dinh dưỡng, đồng thời còn đào thải chất độc… để duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Theo bác sĩ Hiromi Shinya, trong cơ thể sinh vật có các enzyme mà ông gọi là “enzyme diệu kỳ” (có thể hiểu là ở trạng thái nguyên mẫu). Nó có sẵn trong cơ thể chúng ta và cũng có thể được bổ sung nhờ vào chế độ ăn Shinya (2).

Rau quả điều trị bệnh Rau quả tươi là nguồn thực phẩm chứa nhiều enzyme tốt cho sức khỏe

Khi cơ thể có nhu cầu sử dụng, các “enzyme diệu kỳ” này sẽ tự chuyển hóa thành các loại enzyme với chức năng cụ thể (như phân giải đường, đào thải chất độc trong rượu, phân giải tinh bột…). Con người sống được bao lâu và khỏe mạnh hay không là nhờ vào các enzyme diệu kỳ này còn nhiều hay không.

Từ góc nhìn enzyme, ta thấy sữa bò tươi chứa nhiều enzyme tốt cho sức khỏe như enzyme lactase (giúp phân giải đường), enzyme protease (giúp phân giải chất đạm), enzyme lipase (giúp phân giải chất béo)…

Tuy nhiên, các enzyme đa phần đều kém bền với nhiệt. Trong khi đó, sữa bò trên thị trường hiện nay phần lớn đều được khử trùng bằng nhiệt. Vì vậy, có thể nói rằng không chỉ các chất đạm trong sữa bị biến đổi khi gặp nhiệt mà các enzyme xúc tác cũng không còn (2).

Giải pháp đưa ra là:

  1. Cần hạn chế uống sữa bò và các sản phẩm từ sữa. Hiển nhiên, sữa bò tươi trước khi chế biến vẫn có rất nhiều chất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nếu thích uống sữa, bạn nên chọn loại sữa chưa bị đồng hóa và được tiệt trùng ở nhiệt độ thấp (để vẫn còn enzyme) và cũng không nên uống nhiều.
  2. Với bê con thì sữa bò là thức uống tốt nhất còn với trẻ em thì “sữa mẹ chính là thức uống tốt nhất”. Đó là quy luật của tự nhiên và từ góc nhìn dinh dưỡng, ta cũng thấy rằng lactoferrin trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò rất nhiều (lactoferrin là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và cũng là chất chống oxy hóa).
  3. Với người trưởng thành thì không nên uống sữa bò (và cả sữa người). Đó là vì trong dạ dày của người trưởng thành có axit dạ dày (nó sẽ phân giải lactoferrin có trong sữa bò lẫn sữa người). Với trẻ sơ sinh và bê con thì lại khác: chúng có thể hấp thụ lactoferrin (vì lượng axit dạ dày của chúng rất thấp do dạ dày chưa hoàn thiện) (2).

Tham khảo: Đảng sâm (hay đẳng sâm) loài nhân sâm của người nghèo