Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Xác ve sầu (thuyền thuế) điều trị kinh phong, viêm tai, mắt có màng mộng

Tham vấn y khoa :

Nếu có xem qua các bộ phim võ thuật, chắc bạn đã nghe qua chiêu “kim thiền thoát xác” rồi phải không nhỉ? Nói dân dã hơn, đó là chiêu “ve sầu lột xác thoát thân”.

Cái chiêu này được lấy cảm hứng từ đặc tính lột xác để trưởng thành của những con ve sầu, đồng thời cũng để ám chỉ những kẻ dùng mưu mẹo để đánh lừa đối thủ (bằng cái vỏ xác y như thật).

Thật ra, nói về ve sầu thì không chỉ là đặc tính lột xác ve sầu mà còn là tiếng kêu. Có người ví đó là những bài ca, những bản nhạc “giao hưởng) của mùa hè.

Tôi biết đến tiếng ve từ những bài học thuộc lòng lớp 3, lớp 4. Nhưng mà, mãi cho đến khi chính tai nghe được tiếng ve sầu mùa hạ thì mới biết rằng đó là những bản nhạc “rất dở!” (thật mà). Ừ thì nó có “râm ran”, “muôn vàn giai điệu” nhưng giữa trưa hè oi ả, nghe tiếng ve kêu ra rả đến đinh tai nhức óc thì cũng không thú vị chút nào! Thế nhưng, nhiều người (có cả tôi) vẫn thích tiếng ve sầu mùa hè, bạn biết tại sao không?

Con ve sầu vào hè Con ve sầu vào hè

Vì tiếng ve sầu gợi nhắc về tuổi thơ đầy vô tư, về những ngày cùng chúng bạn bắt cào cào, châu chấu… Và, như một thói quen, mùa hè mà không có tiếng ve kêu thì đâu còn là mùa hè đúng nghĩa nữa chứ!

Nói về tiếng ve thì lại không thể bỏ qua chi tiết này, đó là: chỉ có ve sầu đực mới biết “hát” và chúng không hát bằng miệng mà “hát” bằng cách rung hai cái màng mỏng ở lồng ngực. Hơn nữa, tiếng ve kêu rất to, inh ỏi là vì bụng của nó rỗng. Và thú vị hơn, những chú ve đực ấy cố gắng khoe “giọng hát” ấy là để mời gọi bạn đời!

Vài nét về ve sầu

Có nhiều loài ve sầu, trong đó có hai loài thường được dùng làm thuốc là Cryptotympana japonicaCryptotympana pustulata. Ngoài cái tên này, ve sầu còn được gọi là thuyền thoái (hay thuyền thuế), thiền xác…

Về hình dáng thì ve sầu trông khá giống con ruồi với đôi mắt to và hai cánh cũng rất to (nhưng ve sầu to hơn ruồi rất nhiều). Khi còn là ấu trùng thì chúng chủ yếu sống ở dưới đất, hút nhựa rễ của cây ký chủ mà sống và đến giai đoạn lột xác, sinh sản thì mới lên cây. Vì vậy, thường thì người ta ít khi thấy được ve sầu, do vậy mà người xưa cho rằng con ve chỉ ăn gió sương mà sống vì nó là “dư khí của cây sinh ra” (2).

Nói chung, ve sầu không gây hại cho cơ thể con người nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cây (hiển nhiên, với những cái cây to thì sự ảnh hưởng này không đáng kể).

Vỏ xác ve sầu Vỏ xác ve sầu

Chế biến xác ve

Ấu trùng ve sầu sống trong lòng đất khoảng 13 năm trước khi bò lên khỏi mặt đất lột xác thành con ve. Vỏ xác ve sầu, nó thường được thu nhặt vào mùa hè. Thường sau những trận mua đầu mùa hè, xác ve sẽ xuất hiện vào buổi sáng trên những gốc cây.

Người dân nhặt lấy những mảnh xác này về rửa sạch, phơi khô sau đó tán thành dạng bột để làm thuốc.

Xác này rất nhẹ, có màu vàng nâu và có thể dùng làm thuốc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong xác ve có chất kitin, nitơ và tro (2).

Công dụng làm thuốc của vỏ xác ve sầu

Dựa vào đặc tính sinh trưởng của ve sầu mà người ta liên tưởng, khái quát và quy chiếu thành các công năng điều trị bệnh như sau:

  • Thể tính thanh nhẹ: vỏ xác ve sầu rất nhẹ nên hợp để điều trị các chứng phong nhiệt (có liên quan đến gan).
  • Loại hình thoát xác: xác ve sầu cho thấy sự thoát ra của con ve nên hợp để điều trị chứng phụ nữ trở dạ khó sinh.
  • Đặc điểm tiếng kêu: ve sầu kêu vào ban ngày, im lặng vào ban đêm nên được dùng điều trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ (2).

Theo các ghi chép, vỏ xác ve sầu không có mùi nhưng có vị mặn ngọt, tính hàn và có các công dụng như:

  • Thanh nhiệt, chống viêm.
  • Điều trị viêm tai giữa.
  • Điều trị ho cảm mất tiếng.
  • Tiêu thũng, thúc mọc sởi.
  • Giúp trấn kinh, điều trị sốt.
  • Điều trị co quắp chân tay ở trẻ em.
  • Tán phong nhiệt, điều trị kinh giật, kinh phong.

Cách dùng xác ve sầu làm thuốc

Liều lượng: Mỗi ngày, mỗi người uống từ 1 – 3 g vỏ xác xe sầu tán thành bột (nếu dùng dưới dạng thuốc sắc thì nên lấy đũa đảo nhẹ trong nước sôi, nếu dùng điều trị chứng nhức đầu, chóng mặt thì sao qua rồi mới tán bột và hòa với nước ấm để uống). Lưu ý, khi làm thuốc thì ngắt bỏ đầu và chân ve rồi mới dùng (2) (3).

Bệnh mộng mắt: Ngoài cách dùng độc vị như trên, dân gian còn kết hợp vỏ xác ve sầu với các vị thuốc khác để điều trị. Chẳng hạn, để điều trị chứng mắt có màng mộng, người ta lấy vỏ xác ve sầu và cúc hoa (với liều lượng bằng nhau), đem nghiền nát thành bột rồi để dùng dần, mỗi lần dùng thì lấy từ 8 – 12 g bột này, hòa với một chút mật ong và nước rồi uống (3).

Để điều trị chứng da khô và nóng, ngứa: có thể lấy vỏ xác ve sầu và sáp tổ ong (liều lượng bằng nhau, sáp ong thì đem nướng lên), sau đó đem sao vàng và xay thành bột mịn, mỗi lần dùng thì lấy 4 g bột này uống với rượu (mỗi ngày uống 3 lần như thế) (3).

Tham khảo: Bài thuốc nam điều trị bệnh động kinh ở Hoà Bình

Lưu ý khi dùng

  • Phụ nữ mang thai, những người hư chứng và không có phong nhiệt thì không được dùng vị thuốc này.
  • Ve sầu còn được làm thành món ăn, tuy nhiên, đã có một số trường hợp dị ứng với chất đạm có trong ve sầu hoặc bị nhiễm độc (do nhộng ve sầu bị nấm ký sinh).