Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Y học cổ truyền có điều trị được viêm phổi do Virus Corona không?

Tham vấn y khoa :

Kể từ khi căn bệnh viêm phổi bùng phát do một loại virus corona mới ra đời, câu hỏi “khi nào sẽ có một loại thuốc cụ thể?” đã trở thành vấn đề đáng quan tâm nhất.

Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các loại thuốc kháng được virus thì nhu cầu cấp bách trước mắt là phải cứu người. Về mặt này, y học cổ truyền đã đáp ứng kịp thời, phổ quát và triệt để. Hàng loạt các bài thuốc cổ truyền đã được thử nghiệm và theo thông tin từ Cục quản lý y học cổ truyền Trung Quốc, tính đến ngày 03 tháng 03 năm 2020, hơn 92 % bệnh nhân bị viêm phổi do COVID – 19 đã được áp dụng các liệu pháp y học cổ truyền (1).

Thống kê về hiệu quả của y học cổ truyền

Theo Tân Hoa Xã, kết quả thống kê cho thấy: Sau khi dùng thang thuốc cổ truyền Thanh phế bài độc thì 1102 bệnh nhân bị nhiễm COVID – 19 đã khỏi hoàn toàn (trên tổng số 1261 bệnh nhân thử nghiệm), ngoài ra còn có 29 bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm và 71 bệnh nhân được cải thiện về triệu chứng. Mặt khác, thang thuốc Thanh phế bài độc cũng là lựa chọn đầu tiên trong điều trị lâm sàng của y học cổ truyền (chúng tôi sẽ có bài viết cụ thể hơn về 21 thành phần của thang thuốc này) (2).

Và như nguồn tin từ Cục quản lý y học cổ truyền Trung Quốc, không chỉ thang thuốc trên mà nhiều loại thuốc cổ truyền khác của Trung Quốc cũng có tác dụng ngăn chặn căn bệnh viêm phổi do COVID – 19 gây ra như Hóa thấp bài độc phương, Liên hoa thanh ôn, Tuyên phế bài độc, Kim hoa thanh cảm và thuốc tiêm Huyết tất tịnh chú…

Liên hoa thanh ôn (viên nang) Viên nang liên hoa thanh ôn

Y học cổ truyền điều trị được bệnh do COVID – 19 gây ra không?

Hiện tại chưa có thuốc nào tiêu diệt được virus COVID – 19 mà chỉ tập trung điều trị các triệu chứng do virus gây ra. Mặc dù vậy, số người khỏi bệnh ở Trung Quốc đã chứng minh cho sức mạnh của hệ miễn dịch và khả năng khỏi bệnh của một cơ thể khỏe mạnh.

Về điều này, có thể thấy việc ứng dụng y học cổ truyền trong trường hợp viêm phổi nhẹ và trung bình sẽ mang lại hiệu quả cao (giúp phục hồi chức năng phổi). Đối với các trường hợp nặng, y học cổ truyền (Đông y) sẽ được kết hợp cùng y học hiện đại (Tây y) để điều trị các triệu chứng của bệnh.

Cũng cần nói rằng, tùy tình trạng sức khỏe và tuổi tác của từng bệnh nhân mà các phương thức điều trị sẽ được áp dụng linh hoạt trên từng đối tượng. Trên thực tế, các nhà thực hành y học Trung Quốc cũng đã chọn lọc và áp dụng nhiều dạng thức khác nhau như thuốc thang, thuốc điều chế sẵn, châm cứu, xông hơi thảo dược, xoa bóp thảo dược, tiêm thuốc… (1).

Y học cổ truyền ngăn chặn bệnh dựa trên nguyên lý nào?

Y học cổ truyền không thể thay thế hoàn toàn cho y học hiện đại nhưng nó cũng có những ưu điểm riêng của nó (như tính kịp thời, nhanh chóng và có thể áp dụng nhanh trên diện rộng nhờ nguồn dược liệu có sẵn). So với y học hiện đại, y học cổ truyền có cách nhìn nhận về bệnh khác hơn:

1. Mấu chốt của điều trị bệnh không phải là trực tiếp tiêu diệt virus

Y học cổ truyền tin rằng khi cơ thể khỏe mạnh thì bệnh tật sẽ không xâm nhập được (“chính khí tồn nội, tà bất khả can“). Vì thế, với căn bệnh viêm phổi do COVID – 19, y học cổ truyền cho rằng vấn đề cốt yếu là củng cố chính khí và làm cơ thể mạnh lên. Quan điểm này rõ ràng rất khác với Tây y (thực tế cho thấy trong thời gian gần đây, Tây y cũng đã nhận ra chìa khóa điều trị bệnh nằm ở hệ miễn dịch và khả năng tự phục hồi).

Được biết, tác hại lớn nhất của COVID – 19 là tấn công hệ miễn dịch của con người và làm suy giảm chức năng hệ hô hấp, từ đó gây ra các biến chứng và dẫn đến tử vong. Vì vậy, cách giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cấp là duy trì sức khỏe (thông qua điều trị triệu chứng để bệnh nhân tự miễn dịch và hồi phục) (4).

2. Mỗi bệnh nhân có một liệu pháp điều trị khác nhau

Y học cổ truyền tin rằng khả năng miễn dịch của mỗi người là khác nhau nên những tổn thương do bệnh gây ra cũng sẽ khác nhau. Do đó, phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân cũng cần linh hoạt cả về cách điều chế lẫn thành phần, liều lượng thuốc. Vì vậy, mọi người không nên tự ý làm bác sĩ cho mình và phải tham khảo ý kiến thầy thuốc (3).

Ngoài ra, với những người không nhiễm virus thì việc dùng các bài thuốc để ngăn ngừa là điều không cần thiết. Một bình luận viên trên mạng xã hội Trung Quốc đã phát biểu đại khái rằng: Nếu không mắc bệnh, bạn đừng mua thuốc. Hãy để nó cho người thực sự cần!