Ung thư hạch bạch huyết và các dấu hiệu cảnh báo
Hai ngày nay, mình không thể liên lạc được với người bạn của mình (đang bị ung thư hạch bạch huyết). Tâm lý suy sụp, bạn ấy không trả lời tin nhắn của ai cả.
Thời gian trước, bạn mình bị đau bao tử rồi liên tục sụt cân nhưng lại không chịu đi khám (bạn cao 1m7 nhưng nặng chưa đến 50 kg). Gần đây, bạn lại bị nổi hạch ở vùng bẹn nhưng vì ngại nói và cứ nghĩ là nóng trong người nên nổi hạch, thành ra, khi phát hiện thì bệnh đã nặng và phải tiến hành xạ trị.
Được biết, ung thư hạch bạch huyết là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất nhưng lại rất ít người biết về nó. Trong khi đó, với sự tiến bộ của y học, việc phát hiện sớm UT hạch bạch huyết sẽ giúp quá trình điều trị được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Ung thư hạch bạch huyết là gì?
Bạn biết đấy, con người chúng ta khỏe mạnh được là nhờ có hệ miễn dịch giúp cơ thể phát hiện và chống lại các mầm bệnh. Một phần của hệ miễn dịch chính là hệ bạch huyết.
Để làm nên hệ bạch huyết thì cần có bạch huyết, mạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức… và hạch bạch huyết (1).
Ở một người bình thường thì các hạch bạch huyết này có ở khắp cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây hại (nhưng thường thì chúng sẽ tập trung ở cổ họng, nách, bẹn… – những nơi hay có vi khuẩn tập trung). Khi bạn sờ lên cổ, nách, bẹn.. và thấy có các hạch thì đó là nơi tập trung của các hạch bạch huyết.
Điều có cũng có nghĩa là, khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với quá nhiều tác nhân xấu và vi khuẩn thì hệ thống bạch huyết sẽ phải tăng sản thêm để bảo vệ cơ thể. Khi chúng tăng sinh quá mức, chúng đồng thời bị rối loạn và biến đổi gen, gây ra ung thư.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ung thư hạch bạch huyết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư hạch bạch huyết như:
Dưới đây là các dấu hiệu rất dễ nhận biết ung thư hạch bạch huyết. Nếu bạn thấy nghi ngờ mình mắc bệnh thì hãy lập tức đi khám để an tâm (nếu là hạch lành tính) và để điều trị sớm (nếu bị ung thư hoặc các bệnh khác).
- Nổi hạch ở cổ, nách, chân, bẹn… mỗi hạch to hơn 1, 5 cm, thường không đau nhưng lại to nhanh và cứng hơn hạch thông thường (thông thường chúng ta hay có vài hạch ở dưới cổ nhưng các hạch này không to thêm và có thể đẩy qua đẩy lại). Còn khi hạch bị sưng to hơn thì đó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của chúng ta đang có vấn đề (2).
- Thường xuyên sốt cao trên 38 độ.
- Sụt cân liên tục (trên 10 % cân nặng).
- Đổ mồ hôi ban đêm.
- Khó thở, khó nuốt (do hạch trong cổ), thiếu máu (do hạch trong lồng ngực).
- Chán ăn, ngứa ngáy khắp cơ thể… (3).
Tham khảo: Cây xạ đen có chữa khỏi được bệnh ung thư không ?
Thông tin thêm
- Thể Ung thư này gồm 2 dạng. Dạng thứ nhất là ung thư xuất phát từ chính các hạch bạch huyết (dạng này ít gặp và được gọi là u lympho). Dạng thứ hai là ung thư từ các tế bào ở vị trí khác nhưng theo máu rồi lưu lại trong hạch bạch huyết (dạng này thường gặp hơn).
- Sau khi khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm kết hợp như siêu âm, chụp CT, thực hiện sinh thiết (lấy 1 mẫu mô trong khối hạch để xét nghiệm)… thì chúng ta sẽ biết khối hạch ấy là dạng gì. Nếu lành tính thì không cần điều trị (hoặc chỉ cần dùng thêm kháng sinh), còn ác tính thì tùy mức độ mà lựa chọn phác đồ phù hợp (như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và một số phương pháp khác – kết hợp với điều trị tâm lý và tinh thần) (2) (3).
- Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải lạc quan, giữ tinh thần thư giãn và vui vẻ vì điều trị ung thư hạch – nói cho cùng là một cuộc chiến không thể đơn độc mà cần có phác đồ điều trị phù hợp, sự an ủi, hỗ trợ từ phía gia đình và cả niềm tin khỏi bệnh của chính bệnh nhân!
Tham khảo: Dùng thuốc nam bệnh nhân ung thư nên kiêng gì, ăn gì
Có Thể Bạn Quan Tâm