Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Tua sen, gương sen điều trị viêm xoang mũi và các bệnh nam khoa, phụ khoa

Tham vấn y khoa :

Những sợi râu sen (tua sen) đã già tưởng chừng là thứ bỏ đi lại có thể điều trị viêm mũi. Không chỉ thế, tua nhị sen và gương sen khô cũng là những vị thuốc điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa thường gặp.

Nếu đi theo đường Cờ Đỏ từ quốc lộ 80 đến trung tâm thành phố Cần Thơ, bạn sẽ thấy nhiều ruộng sen, ao sen được trồng hai bên đường và cả những người ngồi bán gương sen, ngó sen và hạt sen lột sẵn. Nếu để ý, bạn cũng sẽ thấy người ta thường đổ gương sen thành một đống gọn gàng để phơi khô. Thỉnh thoảng, có những sạp còn phơi những cọng tua rua già được bứt ra từ đế của gương sen. Đó là những nhị sen còn sót lại, đã già quắt, héo hóp với màu nâu đỏ hun hun và nhìn hơi lùm xùm. Có lẽ vì thế mà người ta gọi nó là râu sen.

Với những sợi râu già ấy, người tách hạt sen cứ thu nhặt mỗi ngày một ít rồi phơi khô dần, bỏ vào bọc và treo lên cột lều hay một nhành cây gần đó (như một dấu hiệu) để những người đi đường ghé ngang lấy về làm thuốc.

Tua sen là gì Tua sen là gì
Tua sen khi còn tươi Tua sen khi còn tươi

Tua sen già điều trị viêm xoang mũi

Theo bà con ở đây thì tua sen già điều trị viêm xoang mũi rất tốt.

Với các cọng tua rua ấy, người ta dùng giấy cuốn lại thành một điếu thuốc, đốt lên một đầu rồi đưa đầu còn lại vào lỗ mũi để hít (y như hút thuốc lá bằng lỗ mũi).

Lưu ý là chỉ hít nhẹ và từ từ, khi cảm thấy khói đã vào tới khoang mũi thì ngưng lại để khói đó “xông mũi”, sau đó thở ra. Cứ mỗi lần xông thì hút khoảng nửa điếu hoặc một điếu như vậy, tùy theo khả năng (mỗi ngày hút hai lần).

  • Tham khảo: Lá sen khô giảm béo hiệu quả

Tua sen vàng và những công dụng làm thuốc

Ở những gương sen non bao giờ cũng có rất nhiều nhị sen vàng óng, sợi chỉ mảnh và đính kèm trên đầu một hạt gạo trắng nhỏ. Tuy nhiên, khi dùng làm thuốc, người ta bỏ đi hạt gạo, chỉ lấy những sợi chỉ vàng, gọi là liên tu, tua sen, râu sen, tua nhị sen… rồi phơi khô.

Theo y học cổ truyền, tua sen có vị chát, tính ấm, tốt cho thận và tim. Tua sen có các công dụng như:

  • Điều trị băng huyết, bạch đới (huyết trắng).
  • Điều trị di tinh, mộng tinh.
  • Điều trị tiểu quá nhiều, tiểu dầm ở trẻ em.
  • Điều trị thổ huyết, mất ngủ.

Cách dùng: mỗi ngày dùng từ 3 – 10 g tua sen vàng, sắc lấy nước uống (1) (2) (3).

Ngoài các tua sen thì gương sen cũng là một vị thuốc thường dùng trong các toa thuốc Nam. Nhìn chung, gương sen hơi đắng chát nhưng không khó uống.

Công dụng của gương sen

Có thể thấy, hầu như mọi bộ phận của cây sen đều được dùng làm thuốc. Ngay cả những gương sen rỗng, đã tách hạt cũng được phơi khô để điều trị bệnh, gọi là liên phòng. Thường thì người ta dùng kết hợp gương sen cùng các vị thuốc khác, khi dùng chỉ cần xé dọc mỗi gương khô thành 3 – 4 mảnh, không cần xắt nhỏ.

Theo kinh nghiệm dân gian, gương sen có tính mát, giúp cầm máu, tiêu ứ và điều trị các chứng như:

  • Huyết trắng, băng huyết, chảy máu tử cung.
  • Phụ nữ bị đau bụng dưới do máu ứ.
  • Phụ nữ sinh xong nhau thai không ra.
  • Tiểu ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện khó khăn.
  • Điều trị cao huyết áp.

Cách dùng: mỗi ngày dùng 10 – 15 g gương sen dưới dạng thuốc sắc (1) (2) (3) (4).

  • Tham khảo: Hạt sen, lá sen điều trị suy nhược, mất ngủ, di mộng tinh
Công dụng của gương sen Gương sen

Một số bài thuốc kết hợp có dùng gương sen

Với chứng băng huyết sau sinh, bên cạnh cách dùng độc vị, các bệnh nhân có thể dùng kết hợp gương sen (5 gương) với hương phụ (80 g), đốt cháy hai vị trên rồi tán thành bột để uống dần (mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống từ 4 – 12 g bột) (2).

Ngoài ra, gương sen còn được dùng trong bài thuốc bổ trợ điều trị tiểu đường (bên cạnh thuốc chính), bao gồm hai vị là gương sen và cỏ may (lấy cả gốc cỏ may).

Cách dùng: lấy 0,5 kg gương sen và 1 kg cỏ may, rửa sạch, sắc lấy nước rồi cô đặc lại thành 1 lít cao lỏng, sau đó pha với 250 ml rượu và để dùng dần. Liều lượng: mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống khoảng 30 ml cao lỏng trên (3).

Lưu ý

Đối tượng cần tránh: Những người cơ thể suy nhược hoặc bị táo bón, bí tiểu tiện không nên dùng tua sen (2).

Kiêng kị: Khi dùng tua sen làm thuốc, không nên kết hợp với địa hoàng. Bên cạnh đó, trong ăn uống cũng không nên dùng hành, tỏi vì tua sen kỵ các vị này (2).